Ngọn hải đăng tại Cù Lao Xanh được người Pháp xây dựng vào năm 1890.
Thời Pháp, người ta không gọi là hải đăng như bây giờ mà gọi là đèn pha Poulo Gambir. Kể từ khi được xây dựng, hải đăng Cù Lao Xanh chính thức đi vào lịch sử hàng hải quốc tế nhưng trước đó 4 - 5 thế kỷ, các nhà hàng hải phương Tây đã ghi lại trên các bản đồ đi về phương Đông địa danh Poulo Gambir.
Hải đăng được đặt trên đỉnh núi cao nhất đảo, cao 119m tính từ mực nước biển, gồm 3 bộ phận: chân tháp có 32 bậc thang bằng gạch vồ; thân tháp hình trụ, cao 19m, bên trong có một cầu thang lượn hình xoắn ốc 58 bậc; và đèn pha chiếu sáng 27 hải lý (gần 50 km).
Đây là một trong những ngọn hải đăng được xây dựng sớm và hiện đại nhất ở Việt Nam. Năm 1993, ngành bưu chính Việt Nam đã đưa hình ảnh của hải đăng Cù Lao Xanh vào bộ tem do họa sĩ Nguyễn Thị Sâm thiết kế.
Đèn pha trên tháp hải đăng ban đầu dùng bằng gas, chuyển động do một quả tạ cơ năng để tạo nên vòng xoay. Năm 1957, đèn thay bằng bóng điện có công suất 1.000W, đến 1984, được thay bằng hệ thống mô tơ từ trường và hệ thống bán dẫn để điều khiển mâm quay giữ tốc độ cố định. Chu kỳ của vòng quay là 12 giây, hệ quay là 3 tia sáng ngắn rồi đến 1 tia sáng dài. Do đó, nhìn từ xa không thấy vệt sáng mà thấy ánh đèn như tia chớp.
Những năm gần đây, Cù Lao Xanh và hải đăng trên đảo đã trở thành một địa chỉ du lịch, một điểm đến cho những bạn trẻ ưa khám phá. Đến Quy Nhơn, nếu có dịp thì bạn nên ra Cù Lao Xanh một chuyến. Chỉ sau vài chục phút đi bằng thuyền máy là bạn đã đặt chân lên đảo.
Đảo nhỏ thanh bình, người dân thân thiện. Đặt chân đến đây, không chỉ được thoải mái giữa biển trời lồng lộng, thưởng thức các món hải sản tươi rói, mà còn được hổn hển leo núi để tận tay sờ vào ngọn đèn biển trên trăm tuổi.
Hải đăng có tác dụng chỉ vị trí đảo Cù Lao Xanh, tỉnh Bình Định. Hải đăng hoạt động độc lập giúp tàu thuyền họat động trong vùng biển hai tỉnh Bình Định và Phú Yên định hướng ra vào và xác định vị trí của mình.
Khu nhà ở Trạm Hải Đăng Cù Lao Xanh
Song song với việc xây dựng hải đăng Cù Lao Xanh, những người thợ còn xây dựng ở cạnh đó một công trình khá đặc sắc là khu nhà của viên quan ba Pháp. Tòa nhà này gồm 2 tầng, rộng 10m, dài 40m, có 16 phòng. Tòa nhà xây dựng bằng gạch vồ, tường dày tới gần nửa mét và nền móng xây bằng đá tảng rất kiên cố.
Trạm Hải Đăng Cù Lao Xanh
Ðặc biệt, ở đây có một hệ thống dự trữ nước mưa không bao giờ cạn. Trên tầng sân thượng là một hệ thống hứng, dẫn nước mưa. Nước chảy xuống nhiều ống (có lưới gạt, lọc bụi, rác). Khi nước chảy xuống bể sâu ở tầng hầm cuối cùng thì vô cùng sạch và nước rất ngon.
Bể chứa nước rộng 4 mét, dài 9 mét, cao 2,5 mét. Ðáng lưu ý là do biết chọn vị trí khoa học, biết tạo dáng kiến trúc hài hòa với cảnh quan nên kiến trúc sư xay dựng ngồi nhà này đã tạo cho tổng thể hải đăng Cù Lao Xanh một vẻ đẹp riêng: vừa hoành tráng, vừa nên thơ, đảm bảo cả hai tiêu chuẩn CÔNG NĂNG và THẨM MỸ.
Từ Hải Đăng có thể quan sát hết Đảo Cù Lao Xanh
Từ tầng cao của hải đăng có thể bao quát tầm nhìn rộng lớn. Xét về mặt quân sự, vị trí này hết sức lợi hại. Về yếu tố thẩm mỹ, ai có dịp lên hải đăng Cù Lao Xanh một lần, không thể không ngây ngất trước cảnh sương sớm, bình minh trên biển, hoàng hôn chín đỏ… Và, vào những đêm trăng rằm thì hải đăng Cù Lao Xanh chẳng thua gì “chốn bồng lai tiên cảnh”.
Cầu tàu Cù Lao Xanh nhìn từ Hải Đăng
Đây cũng là nơi khách tham quan có thể nhìn thấy được toàn cảnh Đảo Cù Lao xanh một cách tuyệt vời nhất.
Cột cờ Thanh niên nhìn từ Hải Đăng Cù Lao Xanh
Xác lập kỷ lục tại Việt Nam
Vào ngày 22/11/2014, Hải đăng Cù Lao Xanh đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam bình chọn là Top 5 ngọn hải đăng trên 100 tuổi nổi tiếng nhất.
Xác lập 1 trong 5 ngọn hải đăng 100 tuổi ở Việt Nam
Bộ tem về Hải Đăng Cù Lao Xanh
Ngày 14/6/1992, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem “Đèn biển” gồm 4 mẫu tem không tràn lề, với kích thước 24 x 43 mm và do họa sĩ Nguyễn Thị Sâm thiết kế. Bộ tem này giới thiệu về 4 ngọn đèn biển gồm: Hải Đăng Cù Lao Xanh (Nhơn Châu, Quy Nhơn); Cần Giờ (Cần Giờ , TP.HCM) và Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu); và Long Châu (Hải Phòng).
Bộ tem đầu tiên về đề tài đèn biển Việt Nam có Hải Đăng Cù Lao Xanh
Thông số chi tiết tóm tắt của Hải Đăng Cù Lao Xanh
Tọa độ đại dư của Hải Đăng: 13o36’52.4”N –109o21’27.9”E
Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý)
- Ban ngày: 27 hải lý
- Ban đêm: 27 hải lý
- Tháp đèn: 16 mét
- Tính từ mực nước biển: 120 mét
Màu sắc: ánh sáng trắng
Đăc tính chớp: Chớp nhóm 3+1, chu kỳ 12s
Màu sắc thân đèn của Hải Đăng Cù Lao Xanh: Sơn 3 khoang trắng – đen – trắng
Loại đèn bên trong Hải Đăng
Đèn chính: TRB400 (Là đèn hiệu trạm chính nhỏ gọn, độc lập, được trang bị ống kính đúc được thiết kế độc đáo, Đèn báo xoay TRB-400 được cung cấp năng lượng và cho phép hoạt động của pin lưu trữ có thể duy trì mức sạc thích hợp thông qua quang điện sạc lại từ các tấm pin mặt trời)
Đèn phụ: HD300
Năm xây dựng: 1904
Năm thiết lập: 1975